Đường kính lỗ bu lông theo một số tiêu chuẩn EuroCode, AISC

Trong thiết kế cũng như chế tạo kết cấu thép, việc xác định kích thước bu lông cũng như lỗ bu lông có vai trò rất quan trọng kết cấu thép. Tuy nhiên, một số tiêu chuẩn lại không chỉ định rõ ràng về kích thước của lỗ bu lông này. Dưới đây mình tổng hợp cho bạn một số thông tin về kích thước lỗ bu lông theo các tiêu chuẩn kết cấu thép hiện hành.

Đường kính lỗ bu lông theo tiêu chuẩn châu âu (EUROCODE)


Mình đã tìm rất nhiều tài liệu về tiêu chuẩn châu Âu, tuy nhiên trong bộ EN-1993 không chỉ định kích thước lỗ bu lông rõ ràng mà dẫn đến tiêu chuẩn EN 1090-2. Và nói như sau:
Rất rõ ràng đúng không! Bạn chỉ cần áp dụng theo mục 6.6 EN 1090-2 là được. Tuy nhiên, sau đó mình có tìm được trong design guide của SCI (The steel construction institute) có chỉ định về kích thước lỗ bu lông.
(tham khảo: page-6 SCI_P358- Simple joints to Eurocode 3)

Và trong quy chuẩn kỹ thuật kết cấu thép của Anh (NSSS 5th)có chỉ định như sau:
(Tham khảo: page-28 National structural steelwork specification for Building construction)
Thế nên. việc áp dụng theo EN 1090-2 vẫn là chính thống và chuẩn xác nhất.

Đường kính lỗ bu lông theo tiêu chuẩn Mĩ (AISC)


Trong tiêu chuẩn AISC 360-10 của Mĩ thì chỉ định rất rõ ràng về kích thước lỗ bu lông cho từng đường kính cho cả hệ in và hệ mét. Tuy nhiên tiêu chuẩn không chỉ định rõ ràng cho bu lông đường kính bé hơn M16.


Từ hai bộ tiêu chuẩn kể trên có thể thấy sự tương đồng giữa AISC và EUROCODE. Vì vậy trong mỗi dự án, kỹ sư cần nghiên cứu kỹ specification riêng của dự án cũng như linh hoạt lựa chọn kích thước lỗ bu lông (nhớ hệ số an toàn nhé).

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

[CAD]Thêm mẫu Hatch vào thư viện cad

Hướng dẫn export từ Naviswork sang AutoCad