Con đường tơ lụa - Kỳ 6 - Sysadmin

Chào các bạn, từ kỳ trước nên nay đã lâu mình không đăng tiếp phần mới. Hôm nay, mình gửi đến các bạn kỳ 6 của series con đường tơ lụa. Cảm ơn nhiều.


(PCWorldVN) Nhân vật hải tặc hư cấu Dread Pirate Roberts trong tác phẩm văn học cổ điển The Princess Bride như chiếc mặt nạ che đi danh tính thật của người/nhóm người điều hành Silk Road.

----- 

Khi Silk Road chạy, người quản lý của nó giống như một thứ gì đó đã được mã hoá. Người dùng và nhà cung cấp chỉ biết rằng có một người quản trị hệ thống, thiết lập các framework và định hướng cho tất cả mọi thứ, từ khu chợ bán thuốc trực tuyến và cả thử thuốc.

Có một nội quy cơ bản về thử thuốc, và người mua trên Silk Road mong muốn có một khu chợ “mở” hơn. Nếu bán được thuốc phiện vậy tại sao không bán luôn súng ống hay tim thận người? Nhưng người quản trị công bố một “lối hành xử chuẩn mực”. Không tình dục trẻ em, không hàng hoá trộm cắp, không hàng giả… và kết luận như sau:

“Các nguyên tắc cơ bản này là để bạn cư xử với người khác, giống như cách bạn mong người khác cư xử với bạn như vậy. Nên đừng làm điều gì gây tổn hại hay lừa lọc ai cả.”

Càng lúc, tiếng nói của người quản trị càng quan trọng. Những kẻ theo lý tưởng “tự do” có thể theo đuổi tự do cá nhân của họ. Nhưng các ý tưởng ấy cần một người lãnh đạo thực thụ. Ross quyết định rằng vai trò đó quá quan trọng nên không thể có một nhân vật đích danh được. Người quản trị đăng một bài hồi tháng 2/2012 cho cộng đồng này đọc, có tiêu đề là “Silk Road là ai?”


Silk Road là ai?

“Tôi là Silk Road, là chợ, là cá nhân, là doanh nghiệp, là mọi thứ… Tôi cần một cái tên.”

PS: “Tên mới của tôi là Dread Pirate Roberts” (gọi tắt là DPR).


Theo DPR, Silk Road không chỉ là chợ bán thuốc trực tuyến ngầm, nó còn là một lý tưởng tự do

Ai cũng thích tác phẩm The Princess Bride và cái tên đối chiếu này có ý nghĩa rất rõ ràng. Force và Tarbell đều đã xem bộ phim này nhiều lần và họ không thể nhịn được cười mỗi lần xem. Cái mặt nạ đó được nhiều thế hệ hải tặc đeo lên, xoá đi sợ dây ràng buộc giữa cái tên và cá nhân ai đó. Lễ rửa tội của DPR là biểu tượng cho tính bí mật của Silk Road. Nó cũng khơi mào một lối tôn sùng thực sự về tính cách cá nhân. DPR sâu sắc và có tài ăn nói. Đối với những kẻ tin theo, Silk Road còn hơn một khu chợ đen; nó là đền thờ. Còn đối với DPR, trang web là nơi luận chiến về tranh luận chính trị. DPR viết: “Đừng ủng hộ nhà nước bằng đồng thuế nữa và hướng năng lượng của bạn vào chợ đen này thì hơn”. Càng lúc, DPR càng có sức ảnh hưởng, viết về mỗi giao dịch trên Silk Road là một bước hướng tới tự do toàn cầu.

Theo cách nhìn khác, Silk Road như là một mảng mở rộng logic của quan điểm tự do, chủ nghĩa tự do, trong đó tận dụng tối đa nền tảng Internet. Có thể xem chính Thung lũng Silicon là kẻ cực đoan nhất, là nơi sinh ra những công nghệ phá hoại, bao bọc trong một lối hùng biện chính trị. DPR là ông vua của luận điểm ấy, mường tượng ra một nền kinh tế số vượt ra khuôn khổ một hệ thống chính trị - xã hội thông thường, và Silk Road là bước đầu tiên hướng đến một thiên đường kiểu như thế. Silk Road không chỉ là một đòn giáng choáng váng vào các cơ quan thực thi pháp luật mà như DPR từng viết, nó còn thách thức trực tiếp với cấu trúc quyền lực hiện thời.

Dĩ nhiên, dù bất kỳ lý do gì đi nữa thì chính phủ Mỹ muốn đập tan nó. Ross từng khiến báo giới Mỹ xôn xao vào tháng 6/2011. Nhưng khi nghị sỹ Mỹ Charles Schumer triệu tập một cuộc họp báo để vạch mặt Silk Road thì từ lúc ấy, Ross đã trở nên cảnh tỉnh. Anh viết:

“Chính phủ Mỹ là kẻ thù chính của tôi, họ trông chừng tôi và kêu gọi tôi dẹp ngay Silk Road”.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

[CAD]Thêm mẫu Hatch vào thư viện cad

Hướng dẫn export từ Naviswork sang AutoCad

Đường kính lỗ bu lông theo một số tiêu chuẩn EuroCode, AISC